LỊCH SỬ GIÀY CHẠY BỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG LÀ GÌ

LỊCH SỬ GIÀY CHẠY BỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG LÀ GÌ

 

Một đôi giày chạy bộ tốt giúp cho việc chạy bộ hiệu quả dù cho đối với bạn nó chỉ là hoạt động hằng ngày để rèn luyện sức khỏe hay một hoạt động luyện tập nghiêm túc và chuyên nghiệp. Đôi giày chạy bộ tốt phải phù hợp về mục đích, đặc điểm, thói quen luyện tập của bạn và đôi khi đó còn là sự phù hợp về “túi tiền”. Nhưng lựa chọn được một đôi giày chạy bộ tốt liệu đã đủ để đảm bảo việc chạy bộ cho bạn một trải nghiệm và hiệu quả tối ưu? Hay còn những điều khác mà bạn vẫn cần phải biết?

 

 

Cùng Rienevan tìm hiểu về lịch sử giày chạy bộ đồng thời tìm hiểu cách để có một đôi giày phù hợp cho bản thân mình nhé!!!

 

1. LỊCH SỬ GIÀY CHẠY BỘ

 

*Cuối những năm 1800: Khởi đầu của giày chạy bộ

Một bảo tàng ở Northampton, Anh hiện đang lưu giữ một chiếc giày được sản xuất từ năm 1865 được cho là chiếc giày chạy bộ đầu tiên trên thế giới. Lý do đôi giày được nhận định là đôi giày dành cho những cuộc chạy bộ xuyên quốc gia bởi phần gai ở đế giày và phần dây da được bao ở gần mũi giày, thiết kế này hỗ trợ cho việc chạy, còn về cơ bản đôi giày gần giống với những đôi giày vẫn được nam giới thời đó sử dụng.

 

 Đến năm 1890 JW Foster và Sons thành lập một công ty sản xuất giày ngày nay được biết đến với cái tên Reebok , từ đó việc sản xuất và sử dụngnhững đôi giày chạy bộ chuyên nghiệp bắt đầu được chú ý và phổ biển. Những đôi giày chạy bộ đầu tiên được Reebok sản xuất vẫn sử dụng chất liệu da, phần gai tập trung nhiều ở đế giày phía trước.

 

*1917: Sự ra đời của giày chạy bộ đế cao su

 

Sau khi quá trình lưu hóa cao su được phát minh cao su bắt đầu được sử dụng cho việc sản xuất giày đặc biệt là giày dành cho thể thao. Những đôi giày chạy bộ với đế cao su trở nên quen thuộc hơn với các vận động viên từ sau Thế chiến thứ nhất khi Keds và Converse ra đời và sản xuất những đôi giày đế cao su rộng rãi. Đáng chú ý là chất liệu Upper được thay thế từ da thành vải Canvas. Điều này cũng khiến đôi giày chạy thoải mái hơn, êm và nhẹ hơn rất nhiều.

 

*Thập niên 1920 – 1940: Adidas và Puma xuất hiện

Thương hiệu adidas vốn được thành lập bởi hai anh em ruột Adi và Rudolf Dassler năm 1924, nhưng sau đó Rudolf Dassler tách ra thành lập thương hiệu riêng đặt tên là Puma, thương hiệu adidas do một mình Adi nắm giữ. Hai công ty trở thành đối thủ từ đó và đến tận bây giờ. Điều thú vị là cửa hàng của adidas và Puma vẫn được đặt ở cùng một thị trấn nhưng nằm ở hai bên bờ sông.

 

 

*Những năm 1950 – 1960: Nhu cầu về tốc độ ở những đôi giày chạy bộ

 

 

Khi hầu hết các vận động viên chạy ở giai đoạn này đều mang những đôi giày gai da giống nhau, chúng không thực sự hiệu quả khi chạy những quãng đường dài. Bill Bowerman, huấn luyện viên trưởng tại Đại học Oregon, bắt đầu suy nghĩ về một đôi giày nhanh hơn cho các học trò của mình. Ông tự thiết kế và mang chúng đến một số nhà sản xuất nhưng đều bị từ chối.

Những năm 1960, cự ly chạy dài bắt đầu phổ biến hơn, sau những nỗ lực đưa thiết kế của mình đến các nhà sản xuất giày chạy bộ không thành công, Bill Bowerman và Phil Knight – một trong những học trò của Bowerman – đã thành lập công ty Blue Ribbon Sport chuyên phân phối các đôi giày chạy bộ của một công ty sản xuất giày Nhật Bản. Những đôi giày này có những nét tương đồng với thiết kế của Bowerman với một lớp midsole cao su xốp. Không lâu sau đó không thực sự hài lòng với những đôi giày này Bowerman and Knight lập công ty sản xuất của riêng mình vào năm 1971. Hãng giày Nike hình thành từ đó. Cho đến ngày nay, Nike đã trở thành biểu tượng cho tinh thần thể thao bền bỉ, chiến thắng giới hạn bản thân.

 

*Những năm 1970: Giày chạy bộ bánh quế

 

Những năm 1970 chứng kiến sự ra đời của những đôi giày chạy mang công nghệ. Một bước phát triển so với giai đoạn trước, những đôi giày chạy bộ trong thập niên 1970 được tích hợp các công nghệ tiên tiến hơn, thiết kế dành riêng cho chạy bộ. Công nghệ nổi bật thời kì này là EVA ( Ethylene vinyl acetate). Đó là lớp bọt không khí cung cấp đệm và hấp thụ sốc cho phép các bước chạy trở nên êm ái và giảm chấn thương cho chân. Công nghệ EVA vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong những đôi giày hiện đại ngày nay. Năm 1975 đôi giày chạy bộ đầu tiên sở hữu công nghệ này được ra mắt.

 

*Những năm 1980 – 2000: Giày chạy ổn định

Chạy bộ trở thành một trào lưu được yêu thích trong giai đoạn này.

 

Trong khoảng 10 năm từ 1971 đến 1981 người ta ước tính việc tổ chức các cuộc thi marathon tăng 1.800%, giày chạy bộ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Những đôi giày được thiết kế cho sự ổn định cao.

 

*Những năm 2000 – 2010: Giày chạy bộ chân trần

 

Một lần nữa ý tưởng tạo ra những đôi giày tạo cảm giác thật như chạy chân trần lại được đem ra nghiên cứu.

Trong số những đôi giày chạy bộ chân trần ra mắt lúc bấy giờ gây ấn tượng không nhỏ có lẽ phải kể đến đôi giày năm ngón Vibram. Lớp cao su của đôi giày được rút gọn đến mức cực mỏng nhưng nó vẫn chịu được tốt lực tác động cho dù chạy hàng trăm dặm. Tuy nhiên kiểu dáng của đôi giày không được đánh giá cao.

 

*2010 – 2017: Giày chạy bộ thông minh

 

Giày chạy bộ ngày càng được thiết kế nhẹ hơn, thoải mái hơn và phù hợp với từng bàn chân của người dùng.

 

Năm 2012, Flyknit được nghiên cứu và sử dụng cho giày chạy bộ. Là loại vải sợi sử dụng cho phần Upper, cấu trúc lưới micro đen xen với nhau tạo nên khối chắc chắn siêu nhẹ. Sử dụng chất liệu này cho phép giảm trọng lượng đôi giày đồng thời Upper co giãn nhịp nhàng theo vận động của chân.

 

*Năm 2013 - Công nghệ hạt Boost phát triển

 

Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời công nghệ đế Boost huyền thoại của. Boost cải thiện đáng kể khả năng hấp thụ sốc và phản lực lại cho chân cực tốt. Boost hiện tại vẫn là niềm tự hào của hãng giày Adidas.

 

*LƯU Ý: RieNevan đã sử dụng công nghệ tiên tiến nhất này cho Insole PLAYER-1. Bằng việc đầu tư nghiên cứu và phát triển từ chất liệu E2-FOAM. Cộng hơn tác dụng tuyệt vời của hạt Boost, PLAYER-1 được đánh giá là đôi giày chất lượng cao, êm ái và tiện dụng.

 

 

2.GIÀY CHẠY BỘ LÀ GIÀY NHƯ THẾ NÀO?

 

Hiểu một cách đơn giản, giày chạy bộ là những đôi giày được thiết kể dành riêng cho việc chạy bộ và nó chỉ đảm bảo bảo vệ chân bạn tốt nhất khi bạn sử dụng đúng mục đích này. Nhiều người vẫn luôn có suy nghĩ rằng ngoài việc chạy có thể sử dụng giày chạy bộ song song với những hoạt động khác như tập gym chẳng hạn.

Ở một khía cạnh nào đó điều này cũng không hoàn toàn sai nhưng chân của bạn sẽ dễ bị chấn thương hơn bình thường nếu bạn sử dụng như vậy. Kết quả của nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng giày chạy bộ chẳng bổ trợ tốt cho vận động nào khác ngoài chạy. Còn nếu bạn muốn một đôi giày đa năng hơn, không quá tập trung vào chạy bộ hãy lựa chọn giày tập luyện (giày training), nhưng chạy bộ nghiêm túc thì không có sự thay thế nào khác được đâu nhé.

 

 

 

3. CÁC TÍNH NĂNG PHỔ BIẾN CỦA GIÀY CHẠY BỘ

 

 

Giày chạy bộ là loại giày được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của người chạy bộ. Chúng thường có các tính năng sau:

 

Đế giày có độ đàn hồi cao

Giúp hấp thụ lực va đập khi chạy bộ và giúp tăng khả năng di chuyển linh hoạt hơn.

 

Đế giày chống trượt

Giúp tránh nguy hiểm khi chạy trên các địa hình khác nhau.

 

Thiết kế thông thoáng

Giúp giày thoáng khí, hạn chế tình trạng bí chân và giữ cho chân luôn khô ráo.

 

Đệm đúng chỗ

Giúp chống mỏi chân, chống đau mỏi lưng và đặc biệt là giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

 

Độ bền cao

Giày chạy bộ thường được làm từ các vật liệu chất lượng cao và được thiết kế để chịu được áp lực và ma sát khi chạy bộ.

 

Các loại giày chạy bộ còn có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, kiểu dáng và thương hiệu sản xuất.

 

 

n

Giày chạy bộ chất lượng sẽ đảm bảo việc rèn luyện thể chất được tốt hơn.
 
 

 

4. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LỰA CHỌN GIÀY CHẠY BỘ PHÙ HỢP

 

Không có giày chạy bộ tốt nhất chỉ có giày chạy bộ phù hợp. Một đôi giày được nhiều người đánh giá cao là bởi chúng phù hợp với nhiều người và sự phù hợp tất nhiên chỉ được đánh giá ở mức độ tương đối nào đó. Vậy những điều bạn cần biết để đánh giá đôi giày chạy bộ có phù hợp với mình là gì?

 

Địa hình đường chạy

Giày chạy đườn bằng và giày chạy địa hình sẽ có khác nhau đôi chút về đặc điểm nên bạn cần quan tâm đến điều này.

 

Nếu bạn hay chạy trên những con đường nhựa hoặc vỉa hè phẳng ít gồ ghề hoặc chạy trên máy tập nên chọn những đôi giày nhẹ, độ thông thoáng tốt, độ bám của đế tốt.

Còn nếu địa hình gồ ghề mới là lựa chọn của bạn thì nên chú ý đến những đôi giày chạy chắc chắn hơn, độ bám đường, kéo đẩy tốt, đặc biệt cổ giày nên được thiết kế ôm sát để bảo vệ chân tốt hơn.

 

Cự ly đường chạy

Một đôi giày chạy bộ chuyên dụng sẽ không cần thiết nếu cự ly chạy của bạn ngắn. Với cự ly này một đôi giày nhẹ nhàng có độ cân bằng sẽ phù hợp. Cự ly dài bạn cần những đôi giày có phần đế nâng dần về phía gót. Thiết kế này giúp bạn có lực hơn khi chạy, nên chú ý hơn về bộ đệm của đôi giày.

 

Hy vọng những kiến thức mà Rienevan chia sẻ hữu ích với các bạn. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác!

✅https://rienevan.com/

✅https://shopee.vn/rienevan

✅https://www.tiktok.com/@rienevan.vn

 

Đang xem: LỊCH SỬ GIÀY CHẠY BỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG LÀ GÌ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng