RÁC THẢI THỜI TRANG- THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

RÁC THẢI THỜI TRANG- THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

1. SƠ LƯỢC VỀ THỜI TRANG NHANH, HỆ QUẢ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Thời trang nhanh Fast Fashion, cái giá phải trả và chúng ta nên làm gì?

Thời trang nhanh không còn là đề tài xa lạ với tất cả mọi người,  ngành công nghiệp này mang đến tỉ suất tiền tệ khổng lồ và góp mặt vào một trong số cơ hội mang đến tiềm năng cho nền kinh tế toàn cầu. 

Nhưng đó không phải là tất cả, bên cạnh số tiền khủng lồ từ việc sản xuất ồ ạt không kiểm soát về chất lượng là sự đánh đổi rất lớn về môi trường. 

 

Chạy đua về xu hướng thời trang là bài toán khó cho môi trường suốt hàng thập kỉ.

 

Hàng triệu tấn quần áo từ ngành công nghiệp thời trang nhanh được thải ra hằng năm, việc đổ theo mốt và quần áo mới, chạy theo thị trường khiến cho chu kì sử dụng của đồ thời trang nhanh là 35 ngày, những sản phẩm không đủ điều kiện sử dụng và sẽ nằm lại trong vòng 200 năm nữa.

Ngành công nghiệp Fast Fashion đứng thứ hai thế giới về mức độ ô nhiễm nguồn nước. Trung bình để sản xuất 1 chiếc quần jean từ công đoạn bắt đầu đến lúc kết thúc là mất hơn 7.000 lit nước. Khói bụi từ nhà máy dệt may thải co2 vào bầu khi quyển là con số khổng lồ, góp 60% trong vấn đề gây hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon. Hay như ngành công nghiệp giày dép hiện nay đang góp tới 8% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu mỗi năm.

Tác hại của công nghiệp may mặc tác động đến môi trường chưa dừng lại ở đó. Để đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp thời trang, khoảng 70 triệu cây xanh bị chặt hạ hàng năm để lấy đất trồng bông hoặc sản xuất vải viscose. Nguồn nước bị ô nhiễm đến từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây bông và thuốc nhuộm trong quá trình dệt vải. Ước tính, thiệt hại về cây xanh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040.

 

2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ GIẢM THIỂU RÁC THẢI

 

Mặt tối của thời trang nhanh ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái là bài toán trong vòng thập kỉ qua chưa có lời giải đáp. Vậy nhưng câu hỏi đặt ra, trên cơ sở người tiêu dùng, chúng ta liệu có thể làm gì ?

 

*TIÊU DÙNG SẢN PHẨM BỀN VỮNG HƠN, MUA ÍT LẠI, VÀ SỬ DỤNG NHIỀU HƠN LÀ BÀI TOÁN CẤP THIẾT.

 

Bản thân chúng ta không thể sử dụng được sản phẩm cao cấp với nguyên liệu bảo vệ môi trường 100% (Nếu có, những sản phẩm này cũng rất đắt phần lớn người thường không thể nào sử dụng được).  

Vấn đề không nằm ở cotton, cũng không nằm ở pollyeste, cũng không nằm ở vấn đề sử dụng sản phẩm gây hại cho môi trường là mà là COST-PER-USE tức là giá của mỗi lần dùng trên số lần sử dụng sản phẩm. Chìa khóa nằm ở chỗ sử dụng sản phẩm làm sao để mang COST-PER-USE xuống thấp nhất có thể. Sản phẩm có giá thành cao nhưng số lần sử dụng nhiều tổng chi phí sẽ rẻ hơn nhiều so với một sản phẩm giá siêu rẻ và chỉ sử dụng 1 vài lần .

* COST-PER- USE chi phí sử dụng trên mỗi lần dùng. Ví dụ, một đôi giày mua với giá 1triệu đồng, tốn 50 lit nước và 50 lít xăng để vận chuyển, sử dụng 3 năm mang được 2000 lần. Chia tỉ lệ sử dụng thì con số COST-PER-USE này rất rẻ, chỉ 500d đồng, 0.025lit nước và 0.025 lít xăng.

Tối ưu hoá số lần sử dụng sản phẩm là một trong những cách thiết thực nhất mà chúng ta có thể sử dụng để góp phần bảo vệ môi trường trước tác hại của thời trang nhanh.

 

*TÁI CHẾ SẢN PHẨM ĐỂ NÂNG CAO VÒNG ĐỜI SỬ DỤNG

 

Mặt khác, những sản phẩm sau khi trải qua thời gian dài sử dụng, ngoài việc vứt đi, chúng ta có thể biến tấu và sử dụng chúng theo một phương thức hoàn toàn mới để nâng cao vòng đời của chúng .

Đó là lí do chiến dịch vì môi trường của RieNevan ra đời. Tái sử dụng những đôi giày cũ cho mục đích kéo dài vòng đời một đôi giày, giúp nâng cao ý thức và giảm rác thải ra ngoài môi trường là mục tiêu hàng đầu mà chiến dịch xuyên suốt này hướng đến. Chúng tôi hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng bền vững qua từng thời kì của sản phẩm. 

Nhà RieNevan làm gì để tái chế những đôi giày cũ của mình:

Tái chế chiếc giày bằng cách trồng cây 

 

Chiếc Snap tái chế thành chậu trồng cây, đặt ở vườn hoặc khu trồng sen đá ở lối đi.

 

 

 

 

Chiếc Snap bị hở keo và thay vì bỏ đi, chúng mình đã tái chế đôi giày này thành bồn cây nho nhỏ để trồng cây. Một sự sống được phát triển bởi một đồ vật tưởng chừng như chỉ có trong thùng rác. 

Tái chế giày bằng cách “làm mới” sản phẩm bằng dụng cụ , ở đây là màu vẽ để nghệ thuật hơn

Trường phái Beater không xa lạ gì với em RN541 ALL WHITE nhà RieNevan. Màu trắng dễ phối, dễ xài nhưng cũng vì vậy mà các vết nhăn trên da khi xuất hiện thì trở nên rõ ràng hơn. Khác với các bạn Beater, một số bạn sử dụng giày theo trường phái thời trang, phối cùng outfit thì cũng đừng lo lắng khi giày của mình xuất hiện nhiều vết nhăn da. Biến tấu một tí với màu vẽ để che đi các vết rạn là bạn đã có được một đôi giày mới "củ nghệ' hơn, hoặc dùng để trang trí cho khu vườn của mình đẹp và màu sắc hơn nhiều !

 

Chiếc giày được tô vẽ kì công, dùng để đi hay trang trí cũng rất xịn.

 

 

 

Tái chế giày với mục đích từ thiện, mang giá trị nhân văn hơn. 

Các fan hâm mộ RieNevan chắc không quá xa lạ với chiến dịch "Đôi giày cũ- Hành trình mới" được phát động vào tháng 12/2019. Những đôi giày cũ tưởng chừng bỏ đi được RieNevan thu gom, sửa chữa và làm quà tặng cho những người nghèo có hoàn cảnh khó khăn. 

 

Chiến dịch "Đôi giày cũ- Hành trình mới" nhân văn hướng đến người nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán của RieNevan.

 

 

 

KẾT: Thời trang nhanh gây thừa thãi trong công cuộc sản xuất, tạo ra nhiều rác thải, ảnh hưởng xấu đến môi trường là vấn nạn không phải bây giờ mà đã tồn tại rất lâu. Chúng ta nhận ra và cũng không thể thay đổi trong một sớm một chiều được. Mua và sử dụng sản phẩm một cách hợp lí, có khoa học là đã chung tay bảo vệ hành tinh xanh này. CẨN TRỌNG VỚI THÓI QUEN MUA SẮM VÀ HƯỚNG TỚI THỜI TRANG BỀN VỮNG chính là hướng đi lâu dài và thiết thực. 

 

Đang xem: RÁC THẢI THỜI TRANG- THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng