Khái niệm và đặc điểm Fast Fashion
Khi các nhà mốt lớn trên thế giới ra mắt các bộ sưu tập mới theo các mùa, những sản phẩm trên các sàn diễn lớn sẽ tạo trend và các hãng thời trang nhỏ hơn sẽ bắt xu hướng theo màu sắc, kiểu thiết kế,...để có thể bán được nhiều sản phẩm đối với những người có nhu cầu bắt trend tương tự.
Ra mắt nhanh, hết xu hướng nhanh
Để đẩy nhanh tiến độ ra mắt sản phẩm mới, các hãng thời trang sẽ tìm mọi cách đẩy nhanh quy trình thiết kế, tìm kiếm nguyên liệu và sản xuất. Từ đó ước tính rằng sau mỗi từ nửa tháng đến một tháng sẽ ra mắt sản phẩm mới.
Sản xuất với số lượng lớn
Đây là điều tất nhiên khi hầu hết mọi người đều sẽ có cảm giác FOMO (Fear of missing out) và bị tụt hậu so với người khác, việc quảng các các sản phẩm thời trang trong thời gian phát triển đỉnh cao của các sàn thương mại khiến người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn, bắt trend nhanh hơn, muốn bản thân trở nên sành điệu hơn khi mua càng nhiều đồ càng tốt. Vì vậy các hãng sẽ ra mắt với một số lượng rất lớn để đáp ứng nhu cầu của người mua.
Giá cả dễ tiếp cận
Sản phẩm Fast Fashion được sản xuất nhiều, nhân công rẻ, nguyên liệu dễ tìm nên giá thành của những sản phẩm này khá mềm và vẫn nằm trong khả năng tiêu dùng của đại đa số. Tiếp theo là sự phát triển của xu hướng mua hàng online và các Influencer đã làm cho thông tin của các sản phẩm xuất hiện mỗi ngày trong tầm quan sát của người tiêu dùng.
Tại sao gọi là Fast Fashion: Lên ý tưởng nhanh, tiêu dùng nhanh, tiêu hủy nhanh
Tác hại: Nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng cực kì thấp, thậm chí là sau một vài lần giặt đã bị hư hỏng. Vì vậy tâm lí người tiêu dùng sẽ là: “Giá rẻ vậy, mặc vài lần rồi vứt” sẽ gây ra sự lãng phí và ô nhiễm môi trường. Rác thải thời trang được thống kê chỉ sau ngành dầu khí sau sự ảnh hưởng đến môi trường.
Hoặc thậm chí là sản phẩm vẫn còn giá trị sử dụng cao nhưng tâm lí người tiêu dùng luôn muốn thử những điều mới, kết quả là quần áo mới nhưng không được sử dụng.
Lao động nhiều nơi phải làm việc trong các cơ sở bị xuống cấp trầm trọng và không đảm bảo an toàn. Nhân công được trả lương rất thấp và bắt buộc tăng ca liên tục cho việc đáp ứng nhu cầu ra các sản phẩm mới.
Có hơn 9000 sản phẩm mới được sản xuất mỗi ngày: đây là số lượng rất lớn và quá mức cần thiết sử dụng.
Chúng ta nên làm gì để mang đồ tránh gây lãng phí
Mang đồ phối được nhiều, hợp với cơ thể: Khi lựa chọn những Items trong tủ đồ của mình, các bạn nên ưu tiên những món đồ dễ phối, mang kết hợp với nhiều Item khác, phối được nhiều phong cách khác nhau. Những món đồ đó sẽ rất dễ mang được nhiều lần và không gây lãng phí.
Nên mua đồ không nhăn quá nhiều và dễ bảo quản
Những món đồ bắt buộc phải ủi nhiều sẽ dễ làm chúng ta ít mặt hơn là những món đồ ít nhăn và dễ dàng mang đi ngay mỗi khi gấp gáp. Vậy nên chúng ta sẽ mang món đồ đó nhiều hơn, những chất liệu ít nhăn mà các bạn có thể tham khảo như vải Cotton lạnh, thun lạnh, vải cá xấu, vải lụa tơ tằm, vải voan,...
Mua đồ Secondhand
Xu hướng mang đồ Secondhand đang được giới trẻ ưa chuộng bởi có thể mua các sản phẩm của những hàng thời trang nổi tiếng với giá mềm hơn, có thể tìm được các Item có 102 và có giá trị sử dụng còn rất cao.
Thuê đồ trong những dịp đặc biệt
Thay vì mua đồ trong những dịp chỉ mang một lần, chúng ta có thể thuê tại các cửa tiệm với giá rẻ hơn.
Giặt, phơi đồ đúng cách giúp tăng tuổi thọ
Khi giặt đồ, chúng ta nên phân đồ trắng và đồ có màu với nhau. Tách những đồ dễ mắc vào những món đồ khác để tránh hư hỏng. Chọn xà phòng và nước xả vải chất lượng và chỉ lấy lượng vừa đủ dùng. Không nên phơi đồ dưới ánh nắng quá lâu để tránh bị mục, bạc vải sớm.
Cost per use nhỏ nhất
Cố gắng sử dụng một Item được nhiều lần nhất có thể để giá trị cho mỗi lần sử dụng được nhỏ nhất. Một chiếc áo, quần mặc được nhiều lần sẽ tránh gây lãng phí và hoàn thành công năng của chúng ^^
Chúng ta nên là người tiêu dùng thông minh, Fast Fashion không bị bó buộc trong những cụm từ như “chất lượng không tốt, giá rẻ, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng”. Nhưng có cầu thì mới có cung, chúng ta nên lựa chọn những món đồ có chất lượng và tính bền vững sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta có trân trọng và mang chúng được bao nhiêu lần và giữ gìn có đúng cách hay không.
Việc hướng tới một cuộc sống tối giản, tránh lãng phí, đi theo xu hướng bằng chất lượng thực sự của cuộc sống chứ không phải cuộc vui nhất thời để gây ra hậu quả lâu dài về sau.